star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

SINH VIÊN CÓ THỂ NHẬN RA THẾ MẠNH CỦA MÌNH VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO


Phát triển bản thân là hoạt động nhằm nâng cao kiến thức và hình ảnh bản thân, phát triển tài năng và khả năng, tích lũy tài sản và sự nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm sáng tỏ những ước mơ và hoài bão. Khái niệm này không chỉ dừng lại ở phát triển bản thân mà nó còn bao gồm các hoạt động chính thức và không chính thức để phát triển người khác trong những vai trò như thầy giáo, hướng dẫn viên, tư vấn viên, quản lý, huấn luyện viên. Nói cho cung, phát triển bản thân diễn ra trong bối cảnh thể chế, nó liên quan tới phương pháp, chương trình, công cụ, kỹ thuật và hệ thống đánh giá nhằm hỗ trợ con người phát triển ở mức độ cá nhân trong các tổ chức.

Ở mức độ cá nhân, phát triển bản thân bao gồm các hoạt động sau đây:

  • Nâng cao kiến thức
  • Nâng cao nhận thức về bản thân
  • Xây dựng và làm mới hình ảnh cá nhân
  • Phát triển sức mạnh và tài năng
  • Làm giàu
  • Phát triển tinh thần
  • Phát hiện và bồi dưỡng khả năng
  • Phát triển sự nghiệp và sự giàu có
  • Nâng cao sức khỏe
  • Thực hiện ước mơ
  • Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển cá nhân
  • Nâng cao vị thế xã hội

Khái niệm này có thể hiểu rộng hơn phát triển cá nhân: phát triển cá nhân cũng bao gồm phát triển cho người khác. Điều này diễn ra qua nhiều vai trò như thầy giáo, tư vấn viên, cho dù thông qua khả năng cá nhân (như kỹ năng của những người lãnh đạo cụ thể để phát triển tiềm năng của người lao động) hoặc dịch vụ chuyên nghiệp (như đào tạo, đánh giá hoặc huấn luyện). Ngoài phát triển bản thân và phát triển cho người khác, phát triển cá nhân còn là một lĩnh vực thực hành và nghiên cứu. Khi là một lĩnh vực thực hành nên nó có phương pháp phát triển bản thân, chương trình học, hệ thống đánh giá, công cụ và kỹ thuật. Khi là một lĩnh vực nghiên cứu, phát triển bản thân ngày càng xuất hiện nhiều trên các báo khoa học, chương trinhn cao học, báo chuyên ngành quản lý và sách kinh doanh. Mọi loại hình phát triển, cho dù là kinh tế, chính trị, tổ chức hay cá nhân - đều cần một khuôn khỏ để biết liệu đã có thay đổi nào diễn ra chưa. Trong lĩnh vực phát triển bản thân, một người có thể đánh giá được điều này, nhưng để giám sát chéo một cách khách quan cần sử dụng những tiêu chí đánh giá. Khung đánh giá phát triển cá nhân đặt ra những mục tiêu cần đạt được, phương pháp và đánh giá quá trình, những mốc xác định cùng với tiến trình phát triển và hệ thống phản hồi cung cấp thông tin về những thay đổi diễn ra.

Kỹ năng mềm là những kỹ năng tinh tế quan trọng, có thể dễ dàng phân biệt. Đơn giản đó chỉ cần là cách mà bạn giao tiếp, cách mà bạn lắng nghe, cách bạn di chuyển xung quanh và thể hiện bản thân. Vì thế, bằng cách phát triển các kỹ năng mềm, bạn có thể tạo nên sự khác biệt hơn so với các sinh viên khác. 10 lời khuyên sau đây giúp bạn phát triển các kỹ năng mềm khi còn ở giảng đường.

1. Khám phá tính cách của bạn và nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Phải nhận thức được những kỹ năng mà bạn đang có và những phần mà bạn cần phải cải thiện mình. Sau đó, lên một kế hoạch hành động để cải thiện kỹ năng mềm của bạn. Bạn có thể đến tham gia các khóa đào tạo kỹ năng cho sinh viên.

2. Hãy giữ thái độ tích cực và nhìn vào mặt tốt của cuộc sống. Thăng trầm luôn luôn hiện diện, thành công đến với những người biết sống tích cực và phấn đấu để có được một giải pháp hay học tập từ mỗi vấp váp.

3. Học cách thể hiện bản thân. Sự xuất hiện của bạn và các vấn đề về tính cách cũng giống như kiến thức của bạn. Tìm hiểu kiến thức là cách thực hành để giữ cho bạn có tinh thần và sức khỏe luôn sẵn sàng đón nhận thách thức trong cuộc sống.

4. Thực hành lắng nghe và nắm bắt thêm nhiều thông tin. Học cách diễn giải, tập trung vào các cuộc đàm thoại, ghi chú và chờ đợi đến lượt mình để nói chuyện. Tham gia vào cuộc hội thoại, các cuộc thảo luận tại nhà, trường học.

5. Thực hành giao tiếp rõ ràng, cả bằng lời và không lời. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp và phát huy khả năng nói tiếng Anh. Hiểu về ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ hoặc cách khác bằng lời nói và ý nghĩa của chúng và thực hành sử dụng một cách thích hợp. Tận dụng cơ hội nói chuyện trước công chúng để đạt được sự tự tin.

6. Cải thiện kỹ năng viết và tăng vốn từ vựng của bạn. Học cách sử dụng đúng ngữ pháp, các dấu chấm câu và những thứ cơ bản khác… Tạo thói quen đọc tạp chí và thực hành viết một cuốn nhật ký hoạt động, viết về các chủ đề quan tâm hoặc các vấn đề xã hội.

7. Nâng cao kiến thức xã hội cho bản thân. Đó có thể từ việc đọc báo, tạp chí, theo dõi tin tức thời sự hay các chủ đề khác.

8. Đảm nhận vai trò lãnh đạo và quyết định. Hãy thực hành kỹ năng đó ở trường học và ở nhà cùng với học cách quản lý công việc hiệu quả. Kinh nghiệm thực tế làm cho mọi sự khác biệt. Hãy bắt đầu với các sự kiện nhỏ như sắp xếp các cuộc hội thảo, hoặc quản lý sự kiện thể thao.

9. Tôn trọng và công nhận ý kiến người khác. Đánh giá cao và đóng góp ý kiến để người khác cũng hoàn thiện hơn, đồng thời giúp hiểu biết lẫn nhau và mang đến cho bạn cơ hội để học hỏi.

10. Hãy suy nghĩ lớn và không ngừng sáng tạo. Hãy thử nghĩ về những ý tưởng mới, bước ra khỏi “vỏ ốc” của mình và nỗ lực làm một điều gì đó. Xây dựng quan hệ và liên kết với những người xung quanh nhưng tạo ra bản sắc cá nhân riêng bằng cách phát triển tư duy của bạn.