star twitter facebook envelope linkedin youtube alert-red alert home left-quote chevron hamburger minus plus search triangle x

Tại sao cần phải Định hướng nghề nghiệp?


 

I. Khám phá tiềm năng bản thân để định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tốt hơn

Đối với mỗi cá nhân việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân mình là một điều không hề dễ dàng, nó quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của bạn trong tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên và những người trẻ tuổi lại càng quan trọng hơn vì trước mắt họ là cả một tương lại rộng mở. Việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là của cả một gia đình, tập thể, của toàn xã hội và hơn ai hết chính là những bậc làm cha, làm mẹ để giúp trẻ khám phá tiềm năng bản thân.

Nói đến việc định hướng nghề nghiệp cho tương lại thì không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nó nhưng làm thế nào để định hướng một cách chính xác nhất thì không phải ai cũng biết. Theo những chuyên gia hàng đầu trên thế giới thì các yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của bạn:

1- Sở thích nghề nghiệp

Khi bạn làm bất cứ việc gì thì cũng cần phải có sự yêu thích đam mê nếu không thì bạn sẽ rất nhanh chán nản và bỏ cuộc nhất là những lúc gặp khó khăn trong công việc, ngược lại nếu bạn thật sự yêu thích công việc đó thì dù có khó khăn đến mấy bạn cũng sẽ cố gắng tìm cách theo đuổi công việc đó và nó là một trong các yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công trong công việc

2- Một số tiềm năng bẩm sinh của bản thân

Trước khi quyết định theo một nghề nào đó bạn cần khám phá bản thân mình xem mình có những sở trường gì, tiềm năng bẩm sinh gì, tính cách bẩm sinh của mình và phù hợp với ngành nghề nào. Ví dụ bạn có năng khiếu vẽ đẹp thì bạn nên theo đuổi nghề thiết kế thời trang hoặc họa sĩ, bạn chơi thể thao giỏi thì bạn nên trở thành một cầu thủ … Như vậy mức độ thành công khi đến với công việc sẽ cao hơn rất nhiều lần khi bạn phải cố gắng làm một công việc nào đó không phù hợp với khả năng của mình.

Ngày này với khoa học công nghệ tiên tiến vượt bậc bằng việc phân tích dấu vân tay (Tên khoa học học là Dermatoglyphics) các chuyên gia có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên chính xác về những khả năng tiềm ẩn trong con người bạn , giúp bạn định hướng nghề nghiệp phù hợp với tài năng bẩm sinh sẵn có trong con người bạn đồng thời có những phương pháp để kích thích sự phát triển của các tài năng bẩm sinh đó.

3- Xu hướng xã hội

Đây là yếu tố ít quan trọng hơn tuy nhiên nó cũng là một khía cạnh cần xem xét để định hướng đúng cho công việc tương lại của bạn. Nên chọn những ngành nghề có nhu cầu cao về nhân lực bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm.

II. Kỹ năng định hướng nghề nghiệp

Nghề nghiệp là khái niệm chung dành để chỉ những công việc sẽ gắn với bản thân của mỗi người trong hầu hết phần lớn khoảng thời gian quan trọng của họ. Việc đi sai hướng trong nghề nghiệp sẽ mang đến nhiều bất lợi trong cuộc sống của bạn sau này. Do đó, việc định hướng nghề nghiệp là một điều tối cần thiết đối với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường. Nhưng không phải bạn trẻ nào cũng có cái nhìn nghiêm túc về điều này.

Theo một khảo sát tại Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM có 52,6 % sinh viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho mình, 46,3 sinh viên hiện nay chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp, 44,8 % sinh viên không hình dung về nghề nghiệp của mình sau năm năm. Đây là những con số chứng minh sự băn khoăn của các bạn sinh viên với nghành nghề mình đang theo học cũng như định hướng về nghành nghề mình sẽ làm trong tương lai.

  • Lợi ích của định hướng nghề nghiệp

Bạn đang theo đuổi nghành học vì ước mơ? Vì gia đình? Hay là do sự cỗ vũ , động viên của bạn bè? Bạn thực sự đam mê, hay thực sự thấy mình có những phẩm chất phù hợp với nghành? Bạn đang suy nghĩ đâu sẽ là con đường đi tốt nhất?

Do đó, việc xác định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai sẽ giúp các bạn nhận thấy rõ hơn mục đích học tập cũng như như đích đến lâu dài của mình là gì. Có định hướng đồng nghĩa với việc có mục đích và có động cơ. Đi kèm theo đó sẽ là sự nỗ lực, phấn đấu và sự cố gắng kiên cường để đạt được mục đích mình đã chọn. Đó cũng là một trong những tiêu chí để mọi người nhìn vào đó có thể đoán được bạn là ai trong tương lai!

Việc định hướng tốt nghề nghiệp trong tương lai giúp bạn đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ để mang lại thành công trong công việc mình lựa chọn sau này.

Với việc định hướng tốt cho nghề nghiệp trong tương lai còn có thể giúp bạn tiết kiệm hơn công sức, tiền bạc của gia đình, xã hội. Lượng vật chất các bạn bỏ ra sẽ không là phí phạm và vô ích. Điều đặc biệt mà các bạn có được đó chính là không bị lãng phí nhiều thời gian trong cuộc đời. Để tương lai, các bạn không phải hối tiếc về quãng thời gian sinh viên tươi đẹp cũng như không phải hối hận về việc chọn lựa con đường mình sẽ đi.

  • Định hướng nghề nghiệp bắt đầu từ đâu?

Để việc định hướng nghề nghiệp được chính xác, việc đầu tiên là các bạn phải thu thập những thông tin về  các nghành nghề khác nhau trong xã hội cũng như các yêu cầu đặt ra cho nghành nghề đó. Các bạn có thể tìm những thông tin về các nghành nghề bằng việc vào các diễn đàn, các trang web thuộc chuyên nghành; các trang web về tuyển dụng nhưkiemviec.comtimviecnhanh.comvietnamwork.com, … hay tham gia các chương trình tư vấn định hướng nghề nghiệp, ngày hội việc làm do các công ty tổ chức;… Đây chính là cơ hội để các em nhìn lại các điều kiện của bản thân có tương thích với nghành nghề đã lựa chọn hay không. Và đây cũng chính là cơ hội các em thể hiện mình với các nhà tuyển dụng nhằm tạo cho các nhà tuyển dụng một ấn tượng tốt để có thể có được công việc phù hợp ở tương lai.

Ngoài ra, các bạn còn có thể tham khảo thêm ở thầy cô giáo, bạn bè hay gia đình cũng như các chuyên gia tư vấn hoặc sử dụng những bài test IQ và EQ để xác định được ưu và nhược của bản thân để biết được với đặc điểm tâm lý của bản thân thì nghành nghề gì là thích hợp.

Sau khi có được những thông tin cần thiết, việc trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như bổ sung các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo,… sẽ giúp các bạn năng động hơn, nhạy bén hơn để khi ra trường hòa mình tốt vào công việc.

Việc xây dựng cho bản thân những mối quan hệ trong thời sinh viên cũng là một điều quan trọng. Mối quan hệ với bạn bè, với thầy cô giáo, hay những anh chị lớp trên là những cơ hội tuyệt vời để có thể mang lại cho bạn những cơ hội nghề nghiệp thích hợp. Vì đó chính là những người hiểu rõ khả năng của bạn nhất.